TRẠM Y TẾ XÃ THANH XÁ | BÀI TUYÊN TRUYỀN Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10 |
Tháng 10 đã đến! một tháng ý nghĩa, tháng mà cả nước đang hăng hái thi đua để các hoạt động kỉ niệm hướng tới ngày “ Ngày phụ nữ Việt Nam”, tháng mà chúng ta dành trọn tình yêu để tri ân các mẹ các chị người. Thì khắp nơi trên thế giới cũng đang tổ chức các hoạt động nhằm kỉ niệm ngày dành riêng cho các trẻ em gái “ Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10
Ta thường nói vui rằng: "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng". Mỗi một bé gái được sinh ra, là một báu vật ngọt ngào mà cha mẹ được ban tặng. Nhân ngày 11/10, chúng ta tìm hiểu ngày đặc biệt dành riêng cho bé gái nhé.
Ngày Quốc tế Trẻ em gái (hay Ngày Quốc tế Bé gái) 11/10 lần đầu tiên bởi tổ chức phi Chính phủ Canada, EU và các tổ chức khác. Tới năm 2011, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thống nhất ngày này trên toàn cầu để công nhận quyền và những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt trên khắp thế giới.
Sự ra đời của ngày kỷ niệm này nhắm kêu gọi mọi người cùng chung tay cải thiện nhận thức về bất bình đẳng giới trên khía cạnh y tế, dinh dưỡng và giáo dục. Các thông điệp truyền tải hướng tới những hành động bảo vệ trẻ em gái khỏi nạn tảo hôn, sự kỳ thị và bạo lực gia đình, trường học. Thay vì hướng đến toàn phái nữ như ngày 8/3, ngày 11/10 tập trung chủ yếu vào các bé gái dưới độ tuổi vị thành niên. Theo đó, việc đấu tranh hay tìm ra giải pháp phá vỡ vòng luẩn quẩn về việc phân biệt đối xử, cũng như bạo lực với phụ nữ, đồng thời khuyến khích và bảo vệ một cách trọn vẹn thiên chức nhân quyền được Liên Hợp Quốc khẳng định là cần đầu tư ngay vào chính các bé gái.
Ngày lễ này nhấn mạnh thực tế cuộc sống của các bé gái trên toàn cầu và những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt, liên quan đến giáo dục, y tế, tảo hôn, cơ hội bình đẳng và bạo lực tình dục... Không phải tất cả các trẻ em gái trên toàn thế giới đều phải đối mặt với tất cả những thách thức này. Song hầu hết các trẻ em gái sẽ gặp phải ít nhất một trong số chúng.
Trẻ em gái phải đối mặt với nhiều thách thức
Mặc dù có đến một nửa dân số là phụ nữ, nhưng sự bất bình đẳng giới khiến họ thường bị phân biệt đối xử trên toàn cầu. Trẻ em gái thường phải đối mặt với sự kì thị vì tuổi tác và giới tính. Ở các nước đang phát triển, cứ 1 trong 3 trẻ em gái phải kết hôn trước 18 tuổi, khiến họ bị tước mất cơ hội học tập, phát triển sự nghiệp và bị bạo lực cả về thể xác và tình dục… Ở nhiều nơi trên thế giới, bé gái có thể sẽ phải đối mặt với rào cản trong giáo dục. Có khoảng 62 triệu trẻ em gái không được đi học.
70% số người nghèo trên thế giới là trẻ em gái và phụ nữ
62 triệu trẻ em gái không được đi học
830 trẻ em gái và phụ nữ trẻ chết trong khi mang thai và sinh con mỗi ngày
55% trong số 20,9 triệu nạn nhân của lao động khổ sai là trẻ em gái và phụ nữ
39.000 trẻ em gái đã kết hôn trước 18 tuổi
Theo Liên Hiệp Quốc, việc mang đến cuộc sống tốt hơn cho trẻ em gái cũng là cách bạn mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Trên thực tế, mỗi năm, thu nhập của phụ nữ lại tăng từ 15 – 25%. Phụ nữ đầu tư nhiều thu nhập cho gia đình hơn nam giới. Một phụ nữ được giáo dục đầy đủ sẽ kết hôn muộn hơn, sinh ít con, con khỏe mạnh và nuôi dạy con cái tốt hơn…
Mỗi năm tổ chức Liên Hợp Quốc sẽ chọn 1 chủ đề riêng.
Năm 2012, chủ đề của ngày 11/10 là “Chấm dứt nạn tảo hôn";
Năm 2013 là “Đổi mới giáo dục”;
Năm 2014 là "Trao quyền cho các bé gái";
Năm 2015 là “Sức mạnh của cô gái vị thành niên”;
Năm 2016 là “ Bình đẳng để trẻ em gái được học tập, dẫn dắt, quyết định và phát triển”.
Năm 2017 là "Để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội".
Năm 2018., 2019: “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi”.
Chủ đề năm nay là “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”.
Mất cân bằng giới tính khi sinh có nguyên nhân sâu xa từ việc các gia đình mong muốn đẻ con trai; các quan niệm xã hội và tôn giáo đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên, con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong xã hội. Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương thì chỉ có con trai mới được kế thừa tài sản của cha mẹ, vị thế của người phụ nữ không được coi trọng... Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Ngoài ra, sự lạm dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp khả năng nhận biết giới tính sớm của thai nhi trong điều kiện khả năng phá thai dễ dàng, chi phí không cao; các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi thực hiện không nghiêm..
Tại Việt Nam, vấn đề xã hội "trọng nam khinh nữ" vẫn còn hiện diện tại nhiều gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức như:
+ Sinh đẻ không có kế hoạch vì muốn có nam nối dõi tông đường.
+ Không có vị thế trong đại gia đình đông anh em.
+ Nạn tảo hôn tại vùng dân tộc thiểu số.
+ Cưỡng bức tình dục trước 15 tuổi.
Vì thế, giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những can thiệp kịp thời dự báo đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.
Mất cân bằng giới tính khi sinh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng, sẽ gây ra những hậu quả lâu dài về mặt xã hội và nhân khẩu học như gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, làm tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái, làm gia tăng bất bình đẳng giới, ly hôn, bất ổn xã hội, suy giảm sức khỏe, sức khỏe sinh sản..
Các em gái có quyền được hưởng một cuộc sống an toàn, có sức khỏe và giáo dục tốt, không chỉ trong suốt những năm tháng đầu đời quan trọng mà cả khi trở thành phụ nữ. Nếu được quan tâm trong thời gian vị thành niên, trẻ em gái sẽ có tiềm năng để thay đổi thế giới, trở thành những người lao động, các bà mẹ, các doanh nhân, cố vấn, các nhà lãnh đạo trong gia đình và các nhà lãnh đạo chính trị trong xã hội của ngày mai.
Thực tế ở trường ta chủ yếu là các nữ giáo viên nhưng luôn cố gắng phấn đấu, giữ gìn đoàn kết, xây dựng trường học là tập thể lao động xuất sắc trong năm học vừa qua các học sinh giữ chức cán bộ lớp là đa số, giành các giải cao trong các hội thi học sinh giỏi học sinh năng khiếu cũng là các học sinh nữ chiếm số đông: Bạn Lê Minh Hằng Đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi tài năng tiếng Anh, OTE, ….Bạn Hoàng Thị Yến Nhi Và nhiều bạn khác nữa.
Bằng việc công nhận ngày 11/10 hằng năm là Ngày Quốc tế Trẻ em gái, thế giới đang chứng minh sự thật rằng làm con gái không hề là việc dễ dàng và trẻ em gái trên toàn cầu xứng đáng đón nhận sự giáo dục, bảo vệ tốt hơn và một tương lai tươi đẹp hơn.
Trẻ em gái Việt Nam xứng đáng được bảo vệ và yêu thương nhiều hơn thế. Hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay, chúng ta cùng tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em gái, cùng đấu tranh chống lại những khó khăn, bạo lực và tội phạm mà các em hàng ngày phải đối mặt để các em có một cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh và tự chủ.
.
Người soạn tin | | TM. TRẠM Y TẾ XÃ |
Nguyễn Thị Xìm